Ho là phản xạ mang tính phòng vệ tự nhiên của cơ thể để đào thải những tác nhân gây bệnh, sản phẩm của viêm như đờm, dị vật… ra khỏi đường thở. Tuy nhiên, nếu tình trạng ho kéo dài có thể khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là ho khan. Vậy ho khan là gì? Cùng marthapunx.com tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
I. Ho khan là gì?
Ho khan là tình trạng ho không tiết ra chất nhầy hoặc dịch đờm, nhưng gây ra cảm giác nhột trong cổ họng khiến người bệnh ho nhiều, ho dữ dội.
Tình trạng ho khan có nhiều mức độ, có thể ho ít, ho nhiều, đôi khi còn ho rũ rượi khiến người bệnh rất khí chịu. Tình trạng ho khan có thể gây ra cảm giác nhột, thường là do cổ họng bị kích thích. Điều này khiến cho cơn ho không thể kiểm soát được và có xu hướng kéo dài.
Ho khan được phân loại thành ho cấp tính và mãn tính. Ho khan mãn tình thường kéo dài khoảng 8 tuần.
II. Nguyên nhân gây ra ho khan
Theo các chuyên gia sức khỏe, việc tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến ho khan khó khăn hơn so với những dạng ho khác vì khó lấy đờm để thực hiện xét nghiệm mà phải dựa vào chỉ chẩn đoán hình ảnh, chức năng của phổi và một số xét nghiệm máu liên quan. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho khan là gì?
Tình trạng ho khan có thể do nhiều nguyên nhân và thường gặp trong nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp. Viêm mạn tính đường hô hấp có thể khiến cấu trúc của phổi bị thoái hóa, từ đó tăng sự nhạy cảm của đường hô hấp với những tác nhân gây bệnh, sự thay đổi của môi trường khiến ho khan hình thành.
Ngoài ra, môi trường sống ô nhiễm, có nhiều khói bụi, sự thay đổi thất thường của thời tiết cũng dẫn đến tình trạng kích ứng đường thở dẫn đến ho khan. Bên cạnh đó, một số công việc cần nói nhiều cũng l nguyên nhân gây ra viêm thanh quản, nếu không được chăm sóc cẩn thận có thể dẫn đến tình trạng ho han.
Ho khan cũng thường gặp ở bệnh nhân bị trào ngược dạ dày, hen suyễn.
III. Ho khan là dấu hiệu của bệnh gì?
Không chỉ là tình trạng bệnh lý bình thường, ho khan còn là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số bệnh thường dẫn đến ho khan là gì?
- Các bệnh viêm đường hô hấp trên hoặc dưới như viêm phế quản, viêm hầu họng, viêm phổi, những bệnh liên quan đến dị ứng đường thở. Bên cạnh đó, ho khan có thể xuất hiện vào giai đoạn cuối của bệnh lý nào đó, nếu không được điều trị kịp thời có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn và chuyển sang ho có máu, ho có đờm…
- Ho gà: biểu hiện ban đầu của họ gà giống như cảm lạnh, thế nhưng tình trạng ho sẽ trở nên nặng hơn nếu cơ thể mệt mỏi, ho thành cơn, có thể dẫn đến nôn mửa. Ho gà thường gặp ở trẻ nhỏ.
- Hen suyễn là bệnh bẩm sinh và do liên quan đến cơ chế dị ứng của cơ thể. Cơn hen thường khởi phát khi người bệnh tiếp xúc với chất gây kích thích đường thở, hệ hô hấp bị phù nề, dẫn đến các triệu chứng ho khan, khò khè và khó thở.
- Lao là căn bệnh có khả năng lây nhiễm cao, gây ảnh hưởng đến phổi. Biểu hiện ban đầu của lao chính là ho khan kéo dài, sau đó sẽ xuất hiện thêm những triệu chứng khác. Căn bệnh này từng được coi là nỗi ám ảnh của toàn xã hội, tuy nhiên hiện nay lao đã có thể điều trị khỏi và phòng ngừa.
- Bệnh tim: đây là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm cho sức khỏe nhân loại. Bệnh có thể khiến tim bị suy, gây ứ trệ tuần hoàn của phổi, dẫn đến ho khan kéo dài.
- Ung thư phổi cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng kho khan dai dẳng mà các phương pháp điều trị thông thường không hiệu quả.
IV. Cách điều trị, phòng ngừa ho khan tại nhà
Những cơn ho khan dù nhiều hay ít đều khiến cuộc sống người bệnh bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, chúng ta có thể điều trị tình trạng này bằng những phương pháp tự nhiên ngay tại nhà.
- Sử dụng tinh dầu trị ho: một trong những tinh dầu có khả năng trị ho khan chính là tinh dầu bạc hà. Bạn có thể tìm mua những viên ngậm trị ho chứa tinh dầu bạc hà. Chúng có tác dụng làm mát, giảm phản xạ ho.
- Mật ong có đặc tính chống viêm, nên cũng là trợ thủ đắc lực giúp làm dịu các cơn ho. Bạn chỉ cần cho một chút mật ong vào tách trà ấm hoặc pha với nước ấm và chanh để trị ho khan tại nhà.
- Uống đủ nước: đây là cách đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. Bạn hãy uống nhiều nước mỗi ngày, việc này sẽ giúp niêm mạc không bị khô, giảm tình trạng ho khan đáng kể. Bên cạnh đó, việc uống đủ nước còn giúp giữ ấm cổ họng, ngăn ngừa các kích thích gây ho.
- Bổ sung vitamin C sẽ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch. Bạn có thể bổ sung loại vitamin này từ các loại rau củ quả như cà chua, cam, chanh, súp lơ xanh, dứa…
- Sử dụng nước muối sinh lý: điều trị ho khan bằng nước muối sinh lý là một trong những biện pháp giúp bảo vệ, sát khuẩn cổ họng. Lưu ý, khi súc miệng bạn nên ngửa cổ ra sau trước khi nhổ và nên súc miệng nhiều lần trong ngày.
- Điều trị ho khan bằng gừng: một số hợp chất có trong gừng có thể giúp giãn nở đường hô hấp nên giúp có thể giảm ho. Bạn chỉ cần cắt vài lát gừng rồi cho vào ly nước nóng ngâm vài phút rồi uống. Bên cạnh đó, bạn có thể thâm mật ong hoặc chanh để dễ uống hơn.
Ngoài việc áp dụng những phương pháp điều trị trên thì bạn cần thay đổi lối sống nếu mắc ho khan mãn tính.
- Vệ sinh giường ngủ: nếu ho khan do dị ứng, bạn nên thường xuyên dọn dẹp giường ngủ, gặt chăn, gối để loại trừ bụi bẩn.
- Luôn mang thuốc ho, viên ngậm giảm ho… mỗi khi ra đường hoặc trên đầu giường.
- Nằm gối cao hơn: khi nằm phần đầu ngang bằng với cơ thể có thể khiến chất nhầy trong cổ họng kích thích ho. Vậy nên, bạn hãy nâng cao gối một chút khi ngủ nhé.
- Tuy nhiên, nếu tình trạng ho khan kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên đến bệnh viện để thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp với.
Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn đã hiểu rõ ho khan là gì và có thể điều trị tại nhà với những nguyên liệu tự nhiên có sẵn.